Việt Nam cần xử lý 12,8 triệu tấn chất thải rắn 1 năm
Cập nhật lúc: 25/10/2013 719
Cập nhật lúc: 25/10/2013 719
Việt Nam cần xử lý 12,8 triệu tấn chất thải rắn 1 năm
Chưa bao giờ vấn đề môi trường và xử lí rác thải lại được các quốc gia đặc biệt quan tâm như hiện nay và Việt Nam là một quốc gia đang phát triển cũng không nằm ngoại lệ. Tìm kiếm công nghệ phù hợp xử lý chất thải rắn hiệu quả được xem là thách thức cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Chiều 24/10 tại Hà Nội, Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo Xu hướng phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn hiện nay.
Theo số liệu thống kê hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ước tính khoảng 12,8triệu tấn /1năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9 triệu tấn/1năm (chiếm 54% ) lượng chất thải rắn còn lại tập trung tại các huyện lỵ, thị xã thị trấn. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2020 sẽ là khoảng 22triệu tấn/ 1năm.
Như vậy với lượng gia tăng chất thải rắn sinh hoạt như trên thì nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tới sức khỏe cộng đồng là rất đáng báo động. Trong khi đó, công tác xử lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp, với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/một đô thị, riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh mỗi đô thị có từ 4-5 bãi chôn lấp và khu xử lý. Có tới 85% đô thị từ thị xã trở lên sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Cụ thể là toàn quốc có có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành, nhưng mới có 16 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh.
Cho đến nay, hầu hết các Công ty môi trường đô thị đều chưa có khả năng xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại phát sinh trên địa bàn. Do đó, các Công ty này mới chỉ thu gom, vận chuyển được chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp hoặc thu gom chất thải rắn công nghiệp lẫn với chất thải rắn sinh hoạt và đưa tới khu xử lý, bãi chôn lấp chung của đô thị.
|
Trong chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt mục tiêu đến năm 2015 có 85% tổng lượng chất thải đô thị phát sinh được thu gom và xử lý bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, 50% tổng lượng chất thải xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý. Mục tiêu là vậy, song theo nhiều chuyên gia của Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn nào để áp dụng vào điều kiện cụ thể đang là bài toán khó cho chính quyền các địa phương.
Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng cần lựa chọn công nghệ phù hợp cho từng vùng miền ở Việt Nam, không thể áp dụng một công nghệ cho các tỉnh. Một số công nghệ phù hợp có thể áp dụng cho các đô thị Việt Nam là tái chế rác thải thành phân vi sinh hoặc viên đốt nhiên liệu; công nghệ đốt rác chuyển hóa năng lượng…
Nhân dịp này, đã có khá nhiều công nghệ xử lý chất thải của các quốc gia phát triển là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc… cũng đã được giới thiệu tại hội thảo như các loại xe chuyên dùng cho công tác vệ sinh môi trường; thu hồi năng lượng từ rác thải; công nghệ thu gom và xử lý tại chỗ phân bùn bể tự hoại…
Nguồn www.monre.gov.vn
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0